Các bước cần thiết để khởi động doanh nghiệp Spa
Ngành công nghiệp Spa được biết đến với việc tập trung vào thư giãn và trẻ hoá, đem đến cơ hội bổ ích cho những người đam mê nâng cao sức khoẻ. Trước khi lập một mô hình kinh doanh và chuẩn bị, bạn cần có những hiểu biết nhất định về sắc thái của ngành công nghiệp này. Đây là chìa khoá để bạn có thể tìm tòi, săn lùng những xu hướng phù hợp để tạo ra dịch vụ hấp dẫn cho khách hàng.
Vì sao nên kinh doanh Spa?
Lợi ích của việc sở hữu doanh nghiệp Spa vượt ra ngoài lợi ích tài chính. Khi bạn bước chân vào lĩnh vực này, việc cung cấp dịch vụ còn tạo ra một ốc đảo giúp mọi người thoát khỏi những căng thẳng hàng ngày của họ. Đây là một hình thức kinh doanh mang lại giá trị cộng đồng nhân văn và có sức hấp dẫn trường tồn.
Là chủ sở hữu Spa, bạn sẽ chứng kiến những tác động tích cực của dịch vụ lên đời sống tinh thần của khách hàng. Sự kết nối này còn thúc đẩy sự sáng tạo của bạn, giúp bạn có những ý tưởng thiết kế về trải nghiệm chăm sóc độc đáo, cập nhật và tích luỹ những kiến thức bổ ích về sức khoẻ làm đẹp, công nghệ tiên tiến và nâng cao mối quan hệ xã hội.
Vậy, khi bạn đã sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này, bạn nên bắt đầu từ đâu?
Phát triển khái niệm Spa của riêng bạn
Bước đầu tiên trong việc bắt đầu kinh doanh Spa rất quan trọng, bạn cần xây dựng một khái niệm độc đáo cho riêng mình, khác biệt với đối thủ cạnh tranh và chỉ bạn mới có thể thực hiện mô hình kinh doanh này một cách tốt nhất.
Quá trình này liên quan đến việc xác định thị trường ngách của bạn trong thị trường Chăm sóc sức khoẻ – Làm đẹp rộng lớn đang dày đặc sự cạnh tranh. Tuy nhiên, hãy đơn giản hoá mọi việc hơn bằng cách tập trung vào khu vực địa phương, nơi bạn sẽ đặt cơ sở Spa và hiểu sâu sắc mong muốn của tất cả các khách hàng mục tiêu. Từ đó bạn dễ dàng xây dựng khái niệm, pha trộn hài hoà các phương pháp điều trị sáng tạo, kết hợp với thiết kế không gian và cách vận hành phù hợp.
Tạo ra một trải nghiệm độc quyền và nổi bật
Khi thị trường ngách của bạn được xác định, bước tiếp theo, hãy tạo ra những ý tưởng về dịch vụ, không gian để đưa vào cuộc sống tinh thần cho khách hàng. Từ bầu không khí, trang trí, phương pháp điều trị và các dòng sản phẩm đi kèm cần sự tỉ mỉ, chỉn chu và có giá trị lâu dài về sau. Đừng quên rằng, trọng tâm của một Spa thành công nằm ở những trải nghiệm mà khách hàng cảm nhận, nhìn thấy và lưu truyền những đánh giá của họ. Tuổi thọ của Spa dài hay ngắn phụ thuộc vào sự nắm bắt thị trường, sáng tạo trải nghiệm theo chu kỳ kinh doanh và xu hướng cạnh tranh.
Nghiên cứu và phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước chân vào ngành Spa cũng là một thách thức với nhiều rủi ro không kém. Trước sự bão hoà của thị trường hiện nay, để tìm ra lỗ hổng của thị trường và lấp đầy nó không phải là một điều dễ dàng. Việc chạy đua tranh giành khách hàng được thay thế bằng cạnh tranh năng lực sáng tạo, khi khách hàng đã quá quen thuộc với nhiều mô hình kinh doanh giống nhau, họ cần những trải nghiệm mới hấp dẫn và đem lại giá trị cao.
Quá trình nghiên cứu thị trường bao gồm hai thành phần quan trọng: phân tích đối thủ cạnh tranh và xác định nhân khẩu học thị trường mục tiêu. Bạn cần biết đối thủ của bạn có những điểm mạnh, điểm yếu nào, họ đang làm gì và sẽ làm gì tiếp theo. Đối với khách hàng, điều bạn cần hiểu sâu sắc là nhu cầu, hành vi, thói quen và cảm nhận của họ khi trải nghiệm các dịch vụ Spa trước đây.
Nghiên cứu nền tảng này là tiền đề cho bạn vẽ ra những ý tưởng, mục tiêu kinh doanh cùng với những định hướng lâu dài. Ngoài ra, vị thế thương hiệu của bạn sẽ có hiệu quả tiếp thị cao hơn khi bạn xác định được thế mạnh của mình.
Lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh
Bước tiếp theo sau khi định hình được mô hình kinh doanh Spa đó là lập một kế hoạch và chiến lược kinh doanh vững chắc. Bạn cần phác thảo mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh, từ mục tiêu kinh doanh, khoảng thời gian vận hành đến khi có kết quả, quản lý vận hành và dòng tài chính đến các chiến dịch tiếp thị.
Việc đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn phù hợp với tầm nhìn kinh doanh của bạn cũng rất cần thiết. Một kế hoạch có cấu trúc tốt đóng vai trò như một lộ trình, hướng dẫn vượt qua sự phức tạp của việc điều hành doanh nghiệp và đảm bảo nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư khi cần.
Thiết lập các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Thiết lập các mục tiêu theo từng giai đoạn thời gian rất quan trọng, đó không chỉ là một phần của kế hoạch kinh doanh mà còn tạo ra một kỷ luật thúc đẩy bạn hoàn thiện công việc. Không nên quá vội vàng và không nên quá chậm trễ. Các mục tiêu ngắn hạn có thể bao gồm các nhiệm vụ trước mắt như hoàn thiện vị trí Spa, mua sắm các thiết bị cần thiết và khởi động chiến dịch tiếp thị đầu tiên. Mặt khác, các mục tiêu dài hạn tập trung vào mục tiêu kinh doanh lớn hơn như mở rộng cơ sở, thêm dịch vụ mới hoặc tìm kiếm địa điểm mở rộng thị phần, đôi khi có thể là tìm kiếm nhà đầu tư và các chuyên gia trong ngành tư vấn.
Những mục tiêu này cần sự cụ thể, có thể đo lường được, mức độ đạt được cao và liên quan đến giới hạn thời gian. Một kế hoạch kinh doanh với mục tiêu rõ ràng sẽ được vận hành dễ hơn, xử lý rủi ro nhanh hơn và đảm bảo từng bước tiến cho doanh nghiệp đi lên. Mục tiêu đi cùng với chiến lược là điều tuyệt vời nhất mà doanh nghiệp mạnh mẽ có thể tạo ra được. Hãy thiết lập cẩn thận, cân nhắc và suy xét kỹ lưỡng có cơ sở.
Xây dựng một kế hoạch quản lý, kế hoạch tiếp thị – xây dựng thương hiệu và kế hoạch kinh doanh chi tiết
Sau khi đã thống nhất bản phác thảo kế hoạch và chiến lược kinh doanh, bạn cần có những bản kế hoạch kinh doanh, biểu mẫu vận hành chi tiết và toàn diện cho Spa của mình. Tài liệu này bao gồm những báo cáo phân tích thị trường, mô tả chi tiết dịch vụ, tổ chức hệ thống nhân sự, phòng ban và cách thức vận hành, báo cáo và quản lý dòng tài chính (ngân sách đầu tư, thu chi,…), kế hoạch tiếp thị cùng các chính sách cần thiết khác.
Đặc biệt, một kế hoạch kinh doanh chi tiết, logic và có chiến lược sáng tạo còn có thể giúp bạn gây ấn tượng với các nhà đầu tư và tổ chức tài chính. Hãy cho họ thấy rõ những mục tiêu cụ thể, khả năng tồn tại và tiềm năng của doanh nghiệp Spa nơi bạn đang sở hữu.
Tuân thủ pháp luật và quy định
Điều hướng các khía cạnh pháp lý và quy định là một bước quan trọng rất cần thiết trong việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp Spa. Chủ doanh nghiệp Spa sẽ tìm hiểu các yêu cầu pháp lý thiết yếu, bao gồm các giấy phép theo quy định của pháp luật nhà nước và các quy định, luật lệ về sức khoẻ và tính an toàn. Điều này giúp đảm bảo Spa của bạn tuân thủ đúng pháp luật, hoạt động trong sự an tâm của cả doanh nghiệp và khách hàng, đồng thời tránh được những rắc rối, hệ luỵ không đáng có.
Hãy tìm cho bạn một luật sư tốt hoặc một chuyên gia trong ngành hiểu biết rõ nhất về các pháp lý quy định thường niên. Việc tư vấn toàn diện sẽ giúp bạn rút ngắn khâu chuẩn bị và yên tâm thực hiện các công việc khác của mình.
Khởi động hoạt động kinh doanh
Thời điểm ra mắt Spa không thể làm hời hợt, bởi vì đây là yếu tố tạo nên giai điệu cho sự thành công của bạn trong tương lai. Ấn tượng đầu tiên với khách hàng rất quan trọng, vì vậy hãy lên kế hoạch và tổ chức một sự kiện ra mắt hấp dẫn để thu hút sự chú ý. Đây cũng là cơ hội duy nhất để bước đầu định vị thương hiệu của bạn và tạo lòng tin với khách hàng.
Quản lý hoạt động, đảm bảo chất lượng và chăm sóc khách hàng
Doanh nghiệp Spa cần quản lý và giám sát, đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động. Từ những ngày đầu và về sau, các lịch trình quản lý nhân sự, đảm bảo kiểm kê, giao dịch tài chính, quản lý dòng tiền, các kế hoạch kinh doanh hay tiếp thị theo Quý – Tháng đều cần được theo dõi.
Ngoài ra, trọng tâm của Spa chính là ở mô hình dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Khách hàng sẽ khó trung thành và không thể nhớ đến bạn nếu như mô hình hay chất lượng dịch vụ cẩu thả, thiếu tinh tế và quá đơn điệu. Tạo ra một môi trường chuyên nghiệp với các chương trình đào tạo nhân sự cấp cao, thường xuyên cải thiện dịch vụ sẽ giúp nâng cao vị thế thương hiệu của Spa.
Khám phá các cơ hội và mở rộng cơ sở
Cơ hội mở rộng doanh nghiệp Spa có nhiều hình thức, trong đó mở rộng thị phần bằng các cơ sở mới tại những địa điểm phù hợp thường được các chủ Spa ưu tiên hướng đến. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, mỗi lựa chọn đều đi kèm với những cân nhắc về nghiên cứu thị trường, kế hoạch tài chính và phân bổ nguồn lực. Điều quan trọng là bạn nên đánh giá được tính khả thi và các rủi ro phát sinh, hay mức độ tiềm năng đem lại.
Việc mở rộng doanh nghiệp nên phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể, lợi nhuận và dòng tài chính ổn định. Đây là một trong những việc làm có thể đưa bạn lên một tầm cao mới, hoặc đẩy lùi bạn ra xa với những khó khăn phát sinh. Hãy xem xét kỹ trước khi quyết định thực hiện!
Đa dạng hoá các dịch vụ và sản phẩm
Trong bối cảnh thị trường không ngừng biến động và thanh lọc như hiện nay, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ sẽ cứu cánh doanh nghiệp và kéo dài tuổi thọ của doanh nghiệp. Việc cập nhật thông tin về các xu hướng mới nhất trong ngành, công nghệ hiện đại hay những gợi ý của khách hàng sẽ giúp Spa của bạn không bao giờ cũ. Tuy nhiên, Spa cần đảm bảo rằng bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào cũng có chất lượng tốt, an toàn cho sức khoẻ và được kết hợp với những trải nghiệm hấp dẫn khác.
Bắt tam gia vào hành trình Set Up một doanh nghiệp Spa là một cuộc phiêu lưu đầy thử thách và thú vị. Đối với các doanh nhân spa đầy tham vọng, điều quan trọng là việc lập kế hoạch kỹ lưỡng, từ việc khái niệm hóa bản sắc độc đáo của spa của bạn đến việc thực hiện các chiến lược hoạt động hiệu quả. Hãy nhớ rằng, mọi quyết định bạn đưa ra, từ việc chọn địa điểm lý tưởng đến tạo ra một bầu không khí hấp dẫn, đều góp phần đáng kể vào sự thành công của liên doanh của bạn. Đó là một con đường đòi hỏi sự cống hiến, niềm đam mê và sự tập trung không ngừng vào chất lượng và sự hài lòng của khách hàng.
No Comments