Bạn cần làm gì để trở thành một nhà quản lý Spa tốt
(www.setupspatrongoi.com) – Khi bạn là người quản lý một doanh nghiệp Spa hay một Trung tâm chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều điều bạn cần phải cân nhắc. Không có ngày nào là giống nhau, và đó là một vai diễn khó đến mức đáng ngạc nhiên.
Đối với chủ doanh nghiệp ngành dịch vụ, các đầu việc về quản lý và nhìn nhận tổng quan, tổng hợp vấn đề, đưa ra cách quản lý hợp lý là điều không hề dễ dàng. Ngành Spa những năm gần đây, đặc biệt sau dịch Covid, đã đặt ra những thách thức lớn về đổi mới vận hành hệ thống và quản lý nhân sự.
Về cơ bản, nhà quản lý Spa chịu trách nhiệm rất nhiều việc, từ cách vận hành doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật và theo sát các phương pháp điều trị hiện có, đến việc thiết lập mối quan hệ mềm và giao việc cho nhân sự. Sự choáng ngợp là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng cần lưu ý là không hề có phương pháp chung “phù hợp cho tất cả” khi trở thành người quản lý Spa. Cách thức quản lý của mỗi Spa đếu có những điểm khác nhau, dựa trên hệ thống vận hành, mô hình kinh doanh. Do vậy, mỗi nhà quản lý Spa cần linh hoạt và lựa chọn cho mình một cách quản lý tốt nhất.
Tuy nhiên, vẫn có những kỹ năng chung cần học tập giúp quản lý Spa hiện nay có thể thực hiện dễ dàng và sẽ giúp ích rất nhiều trong việc biến bạn trở thành người quản lý Spa tốt hơn.
- Giao tiếp
Điều đầu tiên bạn cần lưu tâm đó là xem lại và điều chỉnh kỹ năng giao tiếp của mình sao cho phù hợp. Khi bạn là một người quản lý, một trong những điều quan trọng nhất bạn nên làm là nâng cao kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Giao tiếp là kỹ năng cần thiết trong tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, từ việc lắng nghe nhân viên đến khách hàng để có thể giúp bạn xây dựng kết nối sâu hơn, hiệu quả hơn khi xây dựng các mối quan hệ kinh doanh quan trọng. Nếu không cải thiện hoặc liên tục phát triển kỹ năng giao tiếp,không linh hoạt và không ứng biến tốt, không quản lý cảm xúc tốt, bạn khó có thể trở thành một nhà quản lý thành công.
Đặc biệt đối với nhân viên, yếu tố then chốt để quyết định sự đồng hành tận tâm với doanh nghiệp Spa, điều lý tưởng là nhà quản lý nên khuyến khích các cuộc trò chuyện cởi mở để nhân viên cảm thấy họ có thể tiếp cận bạn với tinh thần thỏa mái có chừng mực và chia sẻ được những mối quan tâm họ đang có. Đồng thời, nhà quản lý sẽ truyền đạt rõ ràng những gì được mong đợi từ họ, theo từng vai trò công việc mà doanh nghiệp Spa muốn thực hiện.
- Cung cấp và hỗ trợ
Điều quan trọng khác mà một nhà quản lý Spa có thể làm cho nhân viên của mình là xây dựng hệ thống, quy trình cung cấp hoặc hỗ trợ nhân sự hợp lý. Nếu muốn đảm bảo một môi trường công việc lành mạnh, vui vẻ và cởi mở, sự hỗ trợ trong công việc, đào tạo nghề hoặc một số tình huống cá nhân phát sinh sẽ giúp các nhân viên tích cực khi làm việc.
- Làm gương cho nhân viên
Suy cho cùng, các nhà quản lý đều muốn nhân viên ngưỡng mộ mình và điều đó đòi hỏi mức độ chuyên nghiệp, sự tôn trọng cần có.
Xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên là điều tuyệt vời, tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn khi nhà quản lý đạt được điều này dựa trên mức độ chuyên nghiệp cao và có chừng mực vừa phải.
Ví dụ: Khi nói chuyện với khách hàng, hãy làm gương để cho nhân viên thấy những gì bạn mong đợi ở họ, truyền đạt kỹ năng mềm hoặc kiến thức ngành nghề cho nhân viên bằng cách nói chuyện khéo léo, đúng trọng tâm và thuyết phục khách hàng thật thông minh.
Nếu bạn không phải là một tấm gương tốt cho nhân viên, thì bạn không thể mong đợi họ hành động theo bạn một cách hoàn toàn được. Bạn nên cho họ thấy rằng bạn thực hiện mọi vai trò một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp và có những mục tiêu rõ ràng cụ thể.
- Mục tiêu của công ty
Để trở thành một nhà quản lý Spa tốt hơn, nếu như bạn muốn đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình đều có cùng quan điểm khi nói đến công việc và kỳ vọng, bạn cần có khả năng quản lý tốt các kỳ vọng và vận hành mọi việc đi theo đúng hướng mục tiêu đã đề ra. Các mục tiêu, kế hoạch cụ thể sẽ giúp thúc đẩy công ty tiến lên phía trước, điều quan trọng nhất là phải đặt ra một cách rõ ràng.
- Hãy chuẩn cho tình huống mắc sai lầm
Đây là điều mà nhiều nhà quản lý sẽ phải vật lộn vì mức độ tự hào cũng gắn liền với việc thừa nhận rằng, có những lúc bạn sẽ sai lầm. Không ai hoàn hảo, điều này là lẽ thường tình, nhà quản lý cũng không tránh khỏi sai sót, việc đầu tiên là nên chuẩn bị tâm thế và cách xử lý.
Vì vậy, với tư cách là nhà quản lý, bạn cần có khả năng tiếp nhận những lời chỉ trích mang tính xây dựng và cho phép nó giúp bạn cải thiện vai trò.
Những lời phê bình mang tính xây dựng rất quan trọng đối với tất cả mọi người, ngay cả với những người quản lý và hãy luôn cố gắng giải quyết vấn đề này theo cách tốt nhất có thể. Việc hạ cái tôi của mình xuống vừa phải, đôi khi sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể mối quan hệ của bạn với đồng nghiệp hoặc nhân sự, sự đoàn kết sẽ tăng lên và góp phần cải thiện hiệu quả công việc theo nhóm.
- Hỏi ý kiến
Xin lời khuyên, ý kiến của đồng nghiệp và nhân viên là điều không phải nhà quản lý nào cũng làm. Tuy nhiên, nó có thể cải thiện đáng kể mức độ phù hợp của bạn với vai trò quản lý.
Việc xin lời khuyên giúp đồng nghiệp cảm thấy được lắng nghe và có giá trị trong công ty, điều này rất tốt cho việc xây dựng mối quan hệ với nhân viên.
Ngoài ra, các nhà quản lý thường có thể tách khỏi hoạt động kinh doanh hàng ngày. Kết quả là, những nhân viên liên quan đến vấn đề này có thể đưa ra một số gợi ý tuyệt vời mà bạn chưa từng cân nhắc hoặc nghĩ tới.
- Quản trị sự kỳ vọng
Nếu muốn trở thành người quản lý tốt hơn, bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những cuộc trò chuyện khó khăn hơn về sự tiến bộ của nhân viên.
Mặc dù đây không phải lúc nào cũng dễ thực hiện nhưng đồng nghiệp cần phải chịu trách nhiệm nếu họ làm sai hoặc không đạt được mục tiêu. Quản lý kỳ vọng là điều cần thiết đối với mọi người và cả doanh nghiệp.
- Khen thưởng nhân viên
Khen thưởng nhân viên của bạn là một phần quan trọng để trở thành một người quản lý giỏi. Nếu nhân viên của bạn nhận được lời khen ngợi khi họ làm tốt hoặc được khen thưởng hay thưởng thêm thì đạo đức làm việc của họ sẽ được cải thiện. Nó cũng sẽ giúp cải thiện mối quan hệ của bạn theo nhiều hướng.
Chúng tôi hy vọng những lời khuyên này sẽ giúp bạn trên con đường trở thành người quản lý Spa tốt hơn. Mặc dù cũng có những khía cạnh khác cần xem xét nhưng những lời khuyên này đặc biệt hữu ích cho bạn.
Chúc bạn luôn thành công!
No Comments