Thị trường Spa Việt Nam hiện nay, cơ hội và thách thức

(www.setupspatrongoi.com) – Thị trường Spa là một trong những ngành hàng đầu mang lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều doanh nghiệp làm đẹp. Trong những năm gần đây, với nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khoẻ tinh thần ngày càng tăng, thị trường Spa Việt Nam đã có sự phát triển bùng nổ. Nhiều nhà đầu tư chú ý tìm hiểu và mong muốn tham gia vào lĩnh vực này và làm tăng sự cạnh tranh giữa các cơ sở Spa. Hãy cùng chuyên gia Charlie Phạm tìm hiểu về các tiềm năng phát triển trong tương lai của ngành Spa tại Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Điểm lại khái niệm ngành Spa

Spa là tên viết tắt của cụm từ tiếng Latinh “Sanitas Per Aqua”, có nghĩa là “Sức khoẻ tốt nhờ nước”. Khái niệm này mang thông điệp chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho cơ thể bằng nước hay nước khoáng tự nhiên. Người La Mã cổ xưa đã nâng cao ý nghĩa của thông điệp này bằng cách sáng tạo các phòng xông hơi khô, ngâm mình trong nước ấm và mát-xa thư giãn. Tên “Spa” cũng có thể bắt nguồn từ một thị trấn tên là Spa ở Bỉ, nơi này có một suối nước khoáng dùng để chữa bệnh và làm mới tinh thần, vì vậy rất nhiều người đến đây để trải nghiệm.

Theo thời gian, với nhu cầu chăm sóc cơ thể và tinh thần ngày càng tăng, khi nhắc đến Spa, mọi người sẽ hiểu ngay rằng đây là một dịch vụ làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ bằng các liệu pháp đa dạng như mát-xa, ngâm tắm,…được kết hợp với các công cụ hỗ trợ.

Spa có thể hoạt động như một doanh nghiệp độc lập bên ngoài hoặc có thể là một dịch vụ nằm trong khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng du lịch. Nhờ chất lượng cuộc sống được nâng cao như hiện nay, thị trường Spa được mở rộng ngày một rộng hơn và các công nghệ máy móc, thiết bị hỗ trợ đang được ra đời.

Mặc dù lịch sử ngành Spa đã có từ lâu và không còn mới mẻ tại các quốc gia phát triển, hơn 10 năm trở lại đây, ngành này mới thật sự nổi bật về tiềm năng kinh doanh tại Việt Nam. Các dịch vụ phong phú, đa dạng, phổ biến của nước ngoài hầu như đều đã được áp dụng tại Việt Nam, đảm bảo đầy đủ nhu cầu cho khách hàng lựa chọn và trải nghiệm. Các dịch vụ thu hút khách nhất bao gồm:

  • Chăm sóc da cơ bản và chuyên sâu
  • Điều trị mụn trứng cá, sẹo lồi, đốm đen, nám, tàn nhang,…
  • Chống lão hoá, nâng cơ và trẻ hoá làn da nhờ công nghệ hiện đại
  • Xông hơi và ngâm tắm, mát-xa toàn thân

Ngoài ra, các dịch vụ thẩm mỹ riêng biệt hoặc kết hợp như:

  • Hỗ trợ giảm cân, đánh tan mỡ bụng
  • Waxing triệt lông
  • Tắm trắng
  • Xăm thẩm mỹ hay xoá hình xăm, xoá nốt ruồi
  • Gội đầu dưỡng sinh, mát-xa mặt

Mỗi Spa sẽ lựa chọn thế mạnh của mình bằng một số dịch vụ nổi bật và sáng tạo kết hợp trị liệu độc đáo, theo chủ đề hay định hướng của thương hiệu.

Thị trường Spa ở Việt Nam hiện nay như thế nào?

Trong ngành dịch vụ làm đẹp, mặc dù Việt Nam có điểm khởi đầu chậm hơn những nước khác, nhưng lại sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu phân tích nghiên cứu thị trường Spa tại Việt Nam 2023, cho thấy 64,1% số người được hỏi cảm thấy không hài lòng với đường nét khuôn mặt của họ. 15,9% người có vấn đề về ngực và 7,5% muốn thay đổi diện mạo của họ. Khoảng 30% dân số đã nhận được những kiến thức giáo dục tốt hơn về làm đẹp, chăm sóc sức khoẻ và có nhu cầu thư giãn tinh thần trước những áp lực của cuộc sống.

Người Việt Nam đang dần trở nên thoả mái hơn khi chi tiền cho các dịch vụ làm đẹp. Họ sẵn sàng đến Spa để làm mới bản thân, cải thiện làn da, khuyết điểm trên cơ thể và chăm sóc sức khoẻ an toàn. Đặc biệt số khách hàng nam cũng có nhu cầu gia tăng không kém phụ nữ. Họ mong muốn tái tạo năng lượng tinh thần bằng các dịch vụ mát-xa, ngâm tắm thư giãn. Có thể nói, Việt Nam đang trở thành một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của ngành Spa

Tốc độ tăng trưởng phi mã của ngành này được biểu hiện qua con số 6.000 doanh nghiệp Spa được thành lập đến thời điểm cuối năm 2023. Trong số đó, có hơn 20 cơ sở tư nhân lớn đã mở nhiều chi nhánh trên khắp các tỉnh, thành phố toàn quốc. Doanh thu của các doanh nghiệp lớn trên thị trường Spa Việt Nam được ước tính trung bình khoảng 20 tỷ hàng năm.

Nhờ sở hữu tiềm năng kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ, thị trường Spa hiện đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Nhiều cơ sở Spa mới mở tạo ra sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Tại Việt Nam, 90% chủ sở hữu Spa là chuyên gia làm đẹp và 10% còn lại là doanh nhân. Tuy nhiên 10% này lại là những người đang nắm giữ chuỗi thị trường Spa.

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành không chỉ đáp ứng nhu cầu làm đẹp của khách hàng, mà còn mang lại cơ hội việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Các trường lớp, khoá học đào tạo nghề chuyên môn về Spa nhờ đó cũng được thành lập, thu hút đông đảo người trẻ tuổi lựa chọn nghề nghiệp Spa làm đẹp.

Ngoài ra, nhờ tiềm năng lớn như hiện nay, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các thương hiệu làm đẹp quốc tế. Các công nghệ làm đẹp tân tiến nhất với chi phí hợp lý cũng đang được các chuyên gia trong ngành tại Việt Nam chú ý, áp dụng và hợp tác với các bên để phát triển tiềm lực cho toàn ngành.

Thông qua dữ liệu báo cáo nghiên cứu thị trường Spa tại Việt Nam, chúng ta còn có được cái nhìn tổng quan nhất về xu hướng phát triển của ngành trong tương lai gần. Đặc biệt, những cơ hội và thách thức khi điều hành một doanh nghiệp Spa cũng là điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm hơn cả.

Cơ hội

Thay vì chỉ sử dụng mỹ phẩm chăm sóc tại nhà, khách hàng tại Việt Nam đang có xu hướng tìm kiếm các phương pháp làm đẹp hiện đại và chuyên biệt hơn tại các cơ sở làm đẹp chuyên nghiệp. Do đó, điều quan trọng là chất lượng dịch vụ tốt và chuyên nghiệp,  chủ doanh nghiệp Spa sẽ không có lo ngại về việc thiếu khách hàng. Hơn nữa, các dịch vụ Spa ngày càng đa dạng hoá, cùng với công nghệ hiện đại và dễ dàng liên kết giao thương mua sắm thiết bị từ nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Singapore,..v..v, các Spa đều có cơ hội xây dựng một mô hình kinh doanh riêng biệt, độc đáo với giá trị thương hiệu cao và thoả sức sáng tạo.

Thách thức cạnh tranh

Khi thị trường tạo ra vô vàn cơ hội, đồng nghĩa là bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng đối mặt với những cạnh tranh khốc liệt, ngành Spa cũng không ngoại lệ. Khi Set Up Spa hay tái thiết mô hình dịch vụ, dù Spa lớn hay nhỏ đều phải cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu nhà quản lý Spa không có tầm nhìn và định hướng lâu dài cho doanh nghiệp, không đảm bảo chất lượng dịch vụ và không sáng tạo, cập nhật những chiếc lược kinh doanh mới, doanh nghiệp rất dễ thua cuộc và bị loại bỏ khỏi thị trường.

Nguồn nhân lực lành nghề đang khan hiếm dần

Sau đại dịch Covid-19, tình trạng lao động tại thị trường Spa Việt Nam đang gặp một số vấn đề về tính lành nghề và giữ chân nhân sự. Việc tuyển dụng những kỹ thuật viên Spa có kinh nghiệm và chuyên môn cao không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Hơn nữa, để giữ họ gắn bó với doanh nghiệp còn là một thách thức khó khăn hơn đối với các nhà quản lý Spa. Vì vậy, trong tương lai, các chuyên gia đầu ngành và chủ doanh nghiệp Spa cần có những nghiên cứu, chiến lược để giải quyết tình trạng này.

Thách thức liên quan đến vốn đầu tư

Mở một Spa đòi hỏi rất nhiều khoản chi phí khác nhau, từ cơ sở, máy móc, thiết bị, mỹ phẩm, tiếp thị quảng cáo và nhân sự, v..v…Do đó, điều hành một Spa thành công lâu dài và ổn định chưa bao giờ là dễ dàng. Ngoài ra, các thiết bị công nghệ làm đẹp ngày một tân tiến với khoản chi phí cao nhưng lại có sức hút hơn cả với khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp có một nguồn lực tài chính vững vàng và đảm bảo sinh lời từ thiết bị đó.

Tổng kết

Có thể thấy, thị trường Spa Việt Nam hiện nay đều có 2 mặt của một thương trường kinh doanh: cơ hội và tiềm năng rất nhiều và cạnh tranh, khó khăn cũng không ít. Vì thế, các nhà quản lý Spa cần những chiến lược kinh doanh và tiếp thị sáng tạo, không ngừng tìm hiểu và cập nhật các xu hướng mới nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất và không hề nhàm chán cho khách hàng.

No Comments

Post a Comment

Developed by Tiepthitute
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay